Bạn đã biết gì về giấy bìa carton chưa?
Bạn có bao giờ tự hỏi giấy bìa carton mà mình hay sử dụng ra đời như thế nào? Quy trình sản xuất ra sao hay không? Hay đơn giản là bạn có biết gì về giấy carton? Nếu như câu trả lời là KHÔNG. Vậy thì hãy dành chút thời gian để cùng chúng tôi tìm hiểu về sản phẩm quen thuộc này!
Carton (giấy carton) là một loại giấy trong ngành bao bì, có ít nhất 2 lớp với 1 lớp sóng và lớp lót, có trường hợp lên đến 9 lớp (5 lớp lót và 4 lớp sóng). Carton được sử dụng làm thùng giấy bìa carton dùng cho đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Ngoài chức năng bảo vệ hàng hóa tránh những va đập, carton có thể được in ấn bắt mắt nhằm mục đích PR thương hiệu. Hầu như tất cả các ngành sản xuất ra sản phẩm đều có nhu cầu sử dụng thùng giấy carton.
1. Cấu tạo giấy carton
Carton được sản xuất với nguyên liệu chính là giấy. Với carton thông thường trong thành phần carton có khoảng 74% giấy, 22% polyethylene và 4% nhôm. Carton dùng trong môi trường nhiệt độ thấp có khoảng 80% giấy, 20% polyethylene và 40% nhôm.
2. Cấu trúc của giấy carton
Nhìn chung cấu trúc của giấy bìa carton thông thường được chia theo độ dày của giấy. Cấu trúc của giấy bìa carton được sắp xếp đều có thứ tự cố định. Ngoài ra cấu trúc của giấy bìa carton cũng dựa vào tỷ lệ của thành phần tạo lên giấy carton.
Cấu trúc chung theo độ dày của giấy
Cấu trúc chung của giấy bìa carton sẽ là một lớp giấy thường tiếp đó là 1 lớp giấy sóng. Tùy vào số lớp người sử dụng muốn mà giấy sẽ có độ dày khác nhau.
Cấu trúc của giấy bìa carton sẽ phụ thuộc vào các lớp sóng khác nhau. Hiện nay có 4 loại sóng carton được dùng phổ biến đó là sóng A, B, C và E. Mỗi loại sóng sẽ có tính chất khác và tạo nên những khả năng khác nhau có thùng carton.
Khi kết hợp các loại sóng với nhau chúng ta cũng sẽ có được những tính chất và khả năng đặc biệt giúp đóng gói hiệu quả hơn.
Các loại sóng phổ biến và tính chất của chúng
- Sóng A: Có độ cao khoảng 4.7 mm với số bước sóng trên mỗi 30 cm giấy là 33 bước sóng. Sóng A là loại sóng có khả năng phân tán lực trên toàn bộ bề mặt giấy rất tốt.
- Sóng B: Có độ cao khoảng 2.5 mm với số bước sóng trên mỗi 30 cm giấy là 47 bước sóng. Với sóng B thì giấy bìa carton sẽ có tính chất chịu được lực xuyên thủng cao.
- Sóng C: Sóng C có độ cao 3.6 mm với số bước sóng trên mỗi 30 cm giấy là 39 bước. Giấy sóng C có độ cao ở giữa sóng A và sóng B nên có được cả hai tính chất của hai loại sóng trên. Tuy nhiên mức độ chịu lực và phân tán lực không được như sóng A và sóng B.
- Sóng E: Sóng E là sóng thấp nhất trong 4 loại sóng với độ cao 1.5 mm. mỗi 30 cm giấy có 90 bước sóng. Khả năng chịu lực tốt, tuy nhiên sản phẩm rất mỏng nên chỉ phù hợp đóng gói sản phẩm nhẹ.
Tỷ lệ các thành phần ảnh hưởng tới cấu trúc của giấy carton
Như đã nói ở trên chúng ta sẽ thấy được tỉ lệ thành phần của carton cần chuẩn xác để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Cụ thể:
Tỉ lệ thành phần giấy carton thông thường: Thông thường tỷ lệ của hầu hết các loại giấy bìa carton đều có tỉ lệ cố định như sau:
- Giấy: 74%
- Polyethylene: 22%
- Nhôm: 4%
Với tỉ lệ này thì giấy carton chỉ có thể chịu được ở nhiệt độ và môi trường thông thường. Còn trong trường hợp cần lưu trữ sản phẩm trong môi trường khác thì tỉ lệ các thành phần sẽ thay đổi.
Tỷ lệ thành phần giấy bìa carton trong môi trường nhiệt độ thấp: Trong môi trường nhiệt độ tăng lên thì chúng ta sẽ có tỷ lệ giấy tăng lên và giảm tỷ lệ Polyethylene.
- Giấy: 80%
- Polyethylene: 20%
- Nhôm: 40%
Phân loại giấy bìa carton
Giấy bìa carton sóng chủ yếu được phân loại dựa trên cấu trúc số lớp. Như vậy chúng ta sẽ có carton 3 lớp, carton 5 lớp, carton 7 lớp và các loại carton khác.